NÓI KHÔNG VỚI STRESS
Stress là tình trạng rất phổ biến và ảnh hưởng
tới mọi người bất kể độ tuổi, giới tính, chủng tộc. Cuộc sống hiện đại và bận
rộn khiến nhiều người cảm giác mệt mỏi căng thẳng, nhiều khi chính bạn còn
không nhận ra là mình đang bị stress. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nó
nhé!
Stress là gì?
Căng thẳng thần kinh (stress) là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần gây ra. Khi bạn căng thẳng, cơ thể phản ứng như lúc bạn gặp nguy hiểm bằng cách tiết ra các hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ và làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh hơn (phản ứng chống căng thẳng).
Nguyên
nhân dẫn đến Stress?
Thông
thường có rất nhiều yếu tố dẫn đến Stress, có 4 lý do chủ yếu như sau:
– Môi
trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
– Những
căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các
vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫn mối quan hệ, áp lực
gia đình, bạn bè…
– Các
vấn đề về thể chất: Thay đổi hormones, ốm đau, thiếu chất dinh dưỡng…
– Suy
nghĩ tiêu cực: Tự trách bản thân, không tự tin, buồn rầu,..
Tác hại của Stress
Ở cường
độ thấp, căng thẳng tâm lý giúp con người có thêm động lực thích ứng với môi
trường. Căng thẳng tích cực sẽ có ảnh hưởng tốt, giúp chúng ta tập trung, đáp
ứng các tình huống khó khăn, đây là phản ứng cần thiết trong cuộc sống. Căng
thẳng tích cực buộc mỗi người phải hành động để có nhận thức và quan điểm mới
tốt hơn.
Tuy
nhiên, nếu căng thẳng xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, sẽ gây tác
động xấu. Căng thẳng có liên quan đến đau đầu, bụng, lưng và khó ngủ, làm suy
yếu hệ thống miễn dịch, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh.
Nếu bạn
đã mắc bệnh, căng thẳng có thể làm tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn. Bạn cũng
thường xuyên buồn, lo âu hay chán nản, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội
cũng như công việc và học tập. Bên cạnh đó, nó có thể gây nguy hại tới sức
khỏe, đặc biệt là khiến bệnh ung thư hình thành và tiến triển nhanh hơn.
Theo
các nghiên cứu khoa học, thì stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh
mãn tính (béo phì, tiểu đường, ung thư,..)
Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị stress mãn tính thường gặp vấn đề về
bệnh lý, tiêu hóa, khả năng sinh sản, tiết niệu và suy yếu hệ thống miễn dịch.
Nhóm người này cũng dễ bị nhiễm virus như cúm hoặc đau đầu, khó ngủ, lo
âu, trầm cảm,…
Thêm
vào đó, các nhà nghiên cứu của Mỹ cũng khẳng định stress làm phát tán tế bào
ung thư theo nhiều cách khác. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng mãn
tính như đã nói ở trên cũng góp phần thúc đẩy sản xuất các yếu tố tăng trưởng
làm tăng nguồn cấp máu, làm tăng tốc độ phát triển của khối u ác tính.
Làm gì
để không Stress?
Để giảm
stress, bạn cần kết hợp thay đổi lối sống, thư giãn và kiểm soát căng thẳng.
Nếu một
lúc nào đó, bạn chợt nhận ra mình đang bị stress thì thử áp dụng những cách đơn
giản sau nhé:
·
Thay đổi thái độ với mọi việc: yếu tố gây căng
thẳng có thể đến từ một việc nào đó mà bản thân bạn không thể kiểm soát. Vì
vậy, bạn nên giữ tâm lý thoải mái hơn, nghĩ về mặt tích cực nhiều hơn để hạn
chế những suy nghĩ tiêu cực.
·
Dành thời gian thư giãn: bạn nên dành thời
gian làm những việc mà mình yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, trồng
hoa, may vá,... Tiếng cười giúp giải tỏa stress nên người bệnh được khuyên nên
xem các bộ phim hài hoặc đọc các quyển sách có nội dung vui nhộn, tích cực.
·
Sinh hoạt lành mạnh: ngủ đủ giấc, rèn luyện thể
dục thể thao thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất
cũng giúp bạn có sức khỏe tốt hơn để chống lại những áp lực từ bên ngoài.
·
Tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội: dành
thời gian hướng ngoại, giao tiếp với gia đình và bạn bè nhiều hơn để giảm bớt
stress.
·
Khám phá thế giới: bạn có thể dành thời gian đi
du lịch tận hưởng, hoặc thử nghiệm những thử thách mới như: leo núi, lặn, chèo
thuyền,.. Tìm kiếm những hoạt động hoặc giải trí mình say mê, hứng thú mà không
cần quan tâm đến khả năng và trình độ của mình ở mức độ nào. Nếu muốn cũng có
thể tham gia các lớp học nghệ thuật, chơi nhạc cụ,..
·
Sắp xếp lại công việc cho hợp lý: sử
dụng công cụ lập kế hoạch hàng tuần/hàng ngày để đặt thứ tự ưu tiên các việc cần làm trong ngày và chỉ
nên tập trung làm một việc trong một khoảng thời gian nhất định. Giao việc hoặc
kêu gọi sự giúp đỡ của người thân/đồng nghiệp khi bạn bị quá tải trong công
việc.
·
Thanh lọc tâm trí: Tập hít thở sâu, thiền, yoga, khí công
Bạn thấy đấy, để loại
trừ căng thẳng lo âu trong cuộc sống thật sự rất đơn giản, chỉ cần chúng ta đủ
yêu thương chính mình. Vì cuộc đời này chỉ có một, không tận hưởng thì thôi,
chứ sao phải lãng phí thời gian và tâm trí vào những điều không tốt cho mình,
đúng không bạn? Do đó, hãy nói không với Stress, bạn nhé! Chúc các bạn có một
cuộc sống hạnh phúc!