CHÚNG TA ĐANG “ĂN” ĐƯỜNG NHIỀU ĐẾN MỨC NÀO?
Nếu như bạn chưa biết thì
Đường là một chất vô cùng quan trọng không thể thiếu với con người. Đường sau
khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng đưa tới các tế bào giúp chúng ta
hoạt động bình thường hàng ngày. Vậy nhưng liệu chúng ta có đang nạp vào quá
nhiều đường mà lại sử dụng quá ít năng lượng? Điều này nếu xảy ra sẽ làm dư
thừa lượng đường trong máu dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh như Tiểu đường, Béo
phì,..
Hầu hết các thực phẩm hiện
nay đều có chứa một lượng đường nhất định và được gọi là chỉ số đường huyết
(GI) của thức phẩm. Chỉ số này được tính theo tốc độ chuyển hóa của các loại thực phẩm đó thành đường sau
ăn và từng loại thực phẩm sẽ có chỉ số này khác nhau, nhiều hay ít tùy vào từng
loại. Điều này dẫn tới tình trạng chúng ta đang “vô tình” nạp rất nhiều
đường vào người trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Đồng thời thói quen sống
hàng ngày cũng là một phần nguyên nhân khiến chúng ta có trong người lượng
đường ngày càng nhiều. Lượng đường khi vào người được chuyển hóa thành năng
lượng nhưng nếu chúng ta không sử dụng hết năng lượng, mỗi ngày sẽ tích tụ lại
dẫn tới dư thừa năng lượng và đường trong máu sinh ra lượng đường trong mỗi cơ
thể tăng cao.
TINH BỘT - ÔNG VUA “ĐƯỜNG”
Thật bất ngờ, chỉ số đường
huyết của các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột thậm chí còn cao hơn của
đường. Các loại như gạo, bánh mỳ, khoai tây,.. đứng đầu bảng về chỉ số đường.
Vậy nhưng đây lại gần như là thực phẩm chính hàng ngày của người Việt Nam chúng
ta.
Người Việt Nam chúng ta vẫn
có thói quen gọi là “bữa cơm hàng ngày” thay vì là “bữa ăn hàng ngày”. Điều này
cho thấy cơm luôn là thực phẩm chính hàng ngày của chúng ta, vậy nhưng đó cũng
chính là cách nạp nhiều đường nhất vào cơ thể.
ĐỒ ĂN NHANH
Các thực phẩm đồ ăn nhanh,
thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống đóng chai ngày càng được ưa chuộng vì sự tiện
lợi, nhanh gọn của chúng. Nhưng đó cũng là cách bạn nạp vào đường lượng đường
nhanh nhất. Các loại đường hóa học của trong thực phẩm có sẵn này thậm chí còn
có thể tạo ra nguy cơ mắc thêm các bệnh khác không chỉ là Tiểu đường hay béo
phì.
ÍT ĂN HOA QUẢ, RAU CỦ
Lượng đường có trong hoa quả, rau củ gần như là lượng đường tối ưu nhất mà mỗi người nên nạp vào. Sở hữu chỉ số GI ở mức thấp, đồng thời chứa nhiều khoáng chất và chất xơ giúp giảm chậm tiến độ nạp đường vào người. Mặt khác đường có trong rau củ, hoa quả là loại đường cần thời gian để xử lý nên quá trình nạp đường vào cơ thể diễn ra chậm giúp cơ thể sản sinh được đủ lượng Insulin chuyển hóa lượng đường ấy thành năng lượng.
LƯỜI VẬN ĐỘNG
Cùng nạp vào người một
lượng đường hợp lý như nhau nhưng người ít vận động nguy cơ mắc bệnh cao hơn
rất nhiều so với người thường xuyên vận động, tập thể dục. Đường chuyển hóa
thành năng lượng để cơ thể sử dụng, nếu không sử dụng hết, lượng đường ấy sẽ trở
nên dư thừa lâu dần tích tụ gây ra nguy cơ mắc Tiểu đường cao. Tập thể dục còn
giúp chúng ta cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh
về xương khớp,...
SINH HOẠT THẤT THƯỜNG
Giờ ăn, giờ ngủ, giờ sinh
hoạt mà chúng ta vẫn được dạy là giờ đã được nghiên cứu là phù hợp nhất với
chức năng sinh học của cơ thể. Mọi hoạt động của cơ thể lệch ra khỏi vòng quay
ấy đều sẽ khiến cơ thể gặp vấn đề, lâu ngày tích tụ sẽ gây ra bệnh nguy hiểm.
Hầu hết chúng ta phải đối
mặt với các nguy cơ bệnh tật đều xuất phát từ những THÓI QUEN RẤT NHỎ HÀNG NGÀY
mà bản thân chúng ta có thể thay đổi ngay từ hôm nay: bữa ăn hàng ngày, giờ
giấc sinh hoạt, thức phẩm ta ăn,...
“Sức khỏe”luôn là điều mà
chúng ta đều sẽ hướng tới vậy nên hãy thay đổi ngay từ hôm nay, không chỉ để
giảm lượng ĐƯỜNG mà chúng ta nạp vào mỗi ngày mà còn là để có một cuộc sống
khỏe hơn, hạnh phúc hơn.