THỜI GIAN NẤU ĂN BAO LÂU THÌ TỐT CHO SỨC KHỎE?
Trong chương trình “72 giờ khởi đầu chia tay tiểu đường”, Tiến sĩ Biswaroop đã chia sẻ rằng: “Con người là động vật duy nhất nấu thực phẩm! Và con người là một trong những động vật bị bệnh trong phần lớn cuộc đời”.
Thực tế nhận thấy rằng, một số nền văn minh trên Thế giới bao gồm Hunza, Bama, Okinawa, nơi mà 90% chế độ ăn uống là thực phẩm ở trạng thái tươi tự nhiên. Những nơi này, nhiều người sống đến 120 tuổi, và rất hiếm khi bị đau ốm. Ngược lại, ở những nơi mọi người không có thói quen ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi thì tỷ lệ người mắc bệnh cao và bệnh nặng hơn.
Nguyên nhân được đề cập đến ở đây là “Thời gian nấu ăn”. Với các lý do có thể kể đến như sau:
- Theo những nghiên cứu cho thấy, việc nấu ăn sẽ phá hủy chất xơ và làm cạn kiệt các enzim sống và oxy trong thực phẩm. Chúng đã làm biến đổi các chất dinh dưỡng sang một hình thức khác, khiến cơ thể khó tiêu hóa được.
- Rau quả nói chung là nguồn chứa vitamin và khoáng chất tuyệt vời, nhưng một số lượng lớn sẽ bị mất đi khi bị nấu trong nước, điển hình là vitamin C. Trong thực tế, việc luộc sẽ làm giảm vitamin C hơn bất kỳ phương pháp nấu ăn nào khác. Bông cải xanh, cải bó xôi và rau diếp có thể bị mất Vitamin C đến 50% hoặc nhiều hơn khi bị luộc. Bởi vì vitamin C bị hòa tan trong nước và nhạy cảm với nhiệt, nó có thể bị lọc ra khỏi rau củ khi bị dìm vào nước nóng. Vitamin B cũng nhạy cảm với nhiệt tương tự.
Nhóm các chất dinh dưỡng dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến:
- Các vitamin tan trong nước: vitamin C và các vitamin B — thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), pantothenic acid (B5), pyridoxine (B6), folic acid (B7) and cobalamin (B8).
- Các Vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E và K.
- Khoáng chất: chủ yếu là kali, magiê, natri và canxi
Hy vọng kiến thức ở trên sẽ hữu ích với các bạn. Mong rằng mỗi người chúng ta sẽ có cách sử dụng thực phẩm phù hợp.
BS. Nguyễn Mạnh Quốc